Sư Cô Trụ Trì Chùa Quan Châu - Đà Nẵng

Sư Cô Trụ Trì Chùa Quan Châu - Đà Nẵng
Đã hơn 10 năm nay, bà con gần xa thường nhắc tới ngôi chùa nhỏ ở thôn Quan Châu, xã Hòa Châu, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng, bởi nơi đây là địa chỉ thân thương đang nuôi dưỡng, chăm sóc, cứu vớt hơn 50 đứa trẻ bất hạnh. Có cháu bây giờ đã học tới THPT, có cháu là trẻ sơ sinh. Trụ trì chùa là Sư cô Thích Nữ Minh Tịnh vừa phải lo công việc của nhà chùa, vừa bận rộn chăm sóc đàn trẻ thơ dại như một người mẹ, người bà của chúng... Sư cô tâm sự: “Với tôi, phụng sự chúng sanh như phụng sự Phật, lo cho chúng sanh như lo cho Phật”...
Sư cô Thích Nữ Minh Tịnh tuổi đã ngoài lục tuần nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Su cô cho biết, ngôi chùa có gần 100 năm tuổi, sư cô về trụ trì chùa từ năm 1996, và chừng đó năm, sư gắn bó cuộc đời mình với những đứa trẻ bất hạnh cho đến bây giờ... Bà bảo, hình như đó là cái duyên phận cuộc đời mà trời Phật đã ban cho bà. Tính từ năm 1997 đến nay, nhà chùa đang nuôi dưỡng, chăm sóc 51 đứa trẻ, và bằng ấy đứa trẻ là mỗi số phận khác nhau. Sư cô kể, mới về chùa được mấy tháng, một ngày đầu năm 1997, bất ngờ có mấy đứa trẻ từ đâu tận Quảng Trị, được người thân đưa tới chùa, họ nói vì bố mẹ chúng đi làm ăn xa, cũng chẳng biết ở đâu nữa, ở quê hoàn cảnh khó khăn quá nên tìm đến xin gửi chúng tạm vào chùa, và rồi chúng ở đến tận bây giờ. Sang năm 1999, lại có một gia đình ở Đại Lộc, Quảng Nam xin gửi vào chùa một cặp trẻ sinh đôi, cũng vì lý do nhà đông con, quá khó khăn nên xin gửi nhà chùa nuôi giúp. Rồi tiếp đó, lại có mấy trường hợp cha đi làm ăn xa, mẹ vừa sinh con ra bị mắc bệnh nên gửi vào chùa để đi chữa bệnh... Sư cô bảo, nhà Phật dạy, phải có tình thương và lòng nhân ái đối với người khác, buồn vì cái buồn của người khác, khổ vì cái khổ của người khác, làm sao có thể từ chối được.
Nhà chùa có 2 sào ruộng, sư cùng các cô giúp việc trồng lúa để có gạo ăn hằng ngày. Sư cô lại nhận làm thêm nghề nấu tiệc chay cho các đám giỗ, đám cưới, ngày rằm, ngày 30, mồng một hằng tháng phục vụ cho bà con quanh vùng. Bà con ở vùng Hòa Phước, Hòa Châu, Hòa Xuân (Hòa Vang) và Q. Cẩm Lệ còn biết đến sư cô bởi những gánh hàng chay như bún, mỳ, cháo phục vụ vào những ngày rằm, 30, mồng một hằng tháng ở chợ Miếu Bông. Hiểu được tấm lòng của sư cô, bà con, đạo hữu quanh vùng hằng tháng người góp dăm cân gạo, người mang đến vài ký đậu, người cho ít tiền, tất cả đều dành cho bữa ăn của những đứa trẻ, với mong muốn chúng cũng được ăn no, được học hành, vui chơi như những đứa trẻ khác


 It has been over 10 years, relatives near and far less often mentioned in the village temple Quan Chau, Hoa Chau, H. Hoa Vang, Da Nang, because here is the address is lovingly nurtured and cared for, save more than 50 children unhappy. There she is now learning to schools, with children as infants. A nun temple abbot Thich Nu Minh Tinh lo moderate the work of the temple, just busy care wild child now as a mother, the grandmother of them ... Sister said: "For me, being served as to serve the Buddha, lo lo beings like Buddha" ... 
Sister Thich Nu Minh Tinh age was outside the sixties but still healthy. The temple is nearly 100-year-old nun from the Pagoda in 1996, and until that year, sticking their lives with the child unhappy until now .. . She said, it seems that the life that fate has given her Buddhist heaven. As in 1997, the temple is raised, 51 child care, and by then the child is a different fate. Oh she said, the new temple was a few months, beginning in 1997, suddenly there where kids make Quang Tri, the ones brought to the temple, they say because their parents do go away, did not know where again, in rural disadvantaged than they should to be sent temporarily to the temple, and then they were up to now. Sang in 1999, has a family in Dai Loc, Quang Nam should be sent to the temple a pair of twins, also because of the many children, too difficult, so please send help feed the temple. And then, few cases have come to do business away from his father, the mother has a sick child should be sent to the temple to go to treatment ... Sister said, the Buddha, to have love and compassion for others, a sad sad person, suffering for the suffering of others, how can he refuse.
The temple has two field poles, along with her assistant professor paddy rice to eat. Teacher training she received as more vegetarian cooking dinner for the feast, wedding, full moon day, day 30, expecting a monthly service for people around the region. Farmers in the Hoa Phuoc Hoa Chau, Hoa Xuan (Hoa Vang) and Q. Cam Le is known by the burden of nuns as vegetarian noodles, pasta, soup served at the full moon day, 30, expecting a monthly at market Bong Mieu. Understand the heart of the nuns, her children, directing the property around the monthly contribution of rice is needed, who brought some early, people for less money, all for the children's meals, the desire they are well fed, educated, fun like other children

     Please We're Waitting For Your Support
                        Thank You




Không có nhận xét nào: